Phần lớn hươu rừng đều không tiếp xúc với con người. Tuy nhiên, khi bị đe dọa và trong mùa động dục, hươu rừng có thể sẽ tấn công bạn. Trong trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh và từ từ lùi lại. Nếu nó có dấu hiệu lao tới tấn công bạn, hãy đặt một chướng ngại vật giữa bạn và hươu rồi bỏ chạy hoặc leo lên cây.
Trong trường hợp bạn không kịp bỏ chạy hoặc không thể leo lên cây, hãy giơ cao cánh tay và banh rộng áo khoác của bạn để trông có vẻ to cao đáng sợ hơn. Khi bị hươu tấn công, hãy bảo vệ đầu và cổ của bạn bằng cách cuộn tròn giống tư thế trong ảnh trên.
2. Khi gặp gấu
Gấu thường không lại gần khu vực ồn ào, nhưng trong trường hợp bạn ngẫu nhiên gặp phải một con gấu trong rừng, tuyệt đối đừng la hét hay bỏ chạy hoặc trèo lên cây, bởi gấu chạy rất nhanh và đủ sức bẻ gãy cái cây một cách dễ dàng.
Bạn hãy làm cho mình trông to lớn hơn bằng cách vươn tay lên cao, giơ ba lô hoặc áo khoác trên đầu rồi từ từ lùi dần ra xa. Đến khi khuất khỏi tầm nhìn của con gấu, bạn có thể bỏ chạy thật nhanh tới nơi an toàn.
3. Khi gặp sư tử
Sư tử núi thường tấn công con mồi từ phía sau vì vậy đừng bao giờ quay lưng lại với nó hoặc bỏ chạy bởi chắc chắn bạn không thể chạy nhanh hơn. Bạn cần phải tỏ ra ác liệt hơn so với nó.
Bạn hãy đứng thẳng và nhìn thẳng vào mắt nó, cầm áo khoác giơ lên cao để trông bạn đáng sợ hơn. Nếu cần thiết, bạn hãy ném bất kỳ thứ gì đang có vào nó. Nếu sư tử núi tấn công, bạn đừng đứng yên mà hãy đánh trả. Cố gắng đánh vào mắt, mũi, miệng của nó và nó có thể sẽ để bạn yên.
4. Khi gặp sói
Sói thường sống và di chuyển theo bầy đàn. Nếu bạn nhìn thấy một con sói có nghĩa là những con khác chắc chắn cũng đang ở quanh đó. Vì vậy, nếu con sói bạn nhìn thấy cách bạn một khoảng khá lớn, hãy từ từ bước đi khỏi đó trong lặng lẽ cho đến khi tới nơi an toàn. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa bạn và con sói rất gần và nó đã chú ý tới bạn, dưới đây là những gì bạn nên làm:
- Từ từ lùi lại phía sau và đừng quay mặt đi đâu khác.
- Nếu con sói tiến lại gần, bạn hãy gào to hết mức vào mặt nó và ném bất cứ thứ gì đang có trên người vào nó. Hãy chú ý tới bước chân của bạn, vì nếu bạn vấp ngã, con sói sẽ vồ tới tấn công bạn ngay lập tức.
- Trong trường hợp đó, bạn hãy tấn công một cách mạnh mẽ và ác liệt nhất vào mắt và mũi nó. Khi thấy bạn cũng là một đối tượng nguy hiểm, nó sẽ rời đi.
5. Khi gặp bò rừng
Hãy giữ khoảng cách với bò rừng vì bò rừng chỉ tấn công khi có người lại gần nó. Đừng để vẻ ngoài hiền lành chậm chạp của chúng đánh lừa, bò rừng có thể chạy nhanh gấp ba lần con người và sức húc rất khỏe.
Nếu bạn vô tình lại gần bò rừng và thấy nó có dấu hiệu muốn tấn công bạn, hãy từ từ bỏ đi. Bạn hãy tìm chỗ ẩn nấp sau cây cối, tảng đá hoặc bất kỳ vật thể nào đủ lớn để che khuất hoặc trèo lên cây. Sau khi thấy bò rừng đã rời xa, lúc này bạn có thể di chuyển tới nơi an toàn.
6. Khi gặp báo
Đừng bao giờ đến gần một con báo, đặc biệt là những con báo con. Báo con có thể không có sức uy hiếp nhưng mẹ của chúng sẽ tấn công bất kỳ thứ gì lại gần con mình để bảo vệ con.
Nếu bạn vô tình đụng độ một con báo, hãy đứng yên và không được nhìn vào mắt chúng. Nếu con báo chuẩn bị tấn công, bạn hãy hét lên, vẫy tay, vỗ tay hoặc làm bất kỳ điều gì để giúp bạn trông nguy hiểm hơn nó.
7. Khi gặp linh cẩu
Theo bản năng, linh cẩu sẽ đuổi theo bất cứ ai bỏ chạy. Vì vậy, khi bạn gặp phải một con linh cẩu, hãy bình tĩnh và nói chuyện với nó. Nếu bạn có thức ăn, hãy ném cho linh cẩu. Linh cẩu là loài động vật lười biếng và nếu có thứ gì đó để ăn, rất có thể nó sẽ để bạn yên.
Nếu nó tiếp cận bạn, hãy làm chúng ngạc nhiên bằng cách đi vài bước về phía nó và tạo tiếng động lớn, vẫy tay, vỗ tay, cố gắng để trông đáng sợ nhất có thể. Linh cẩu sẽ nghĩ rằng bạn sắp tấn công và rất có thể nó sẽ bỏ chạy.
8. Khi gặp lợn rừng
Lợn rừng vô cùng hung dữ. Vì vậy, nếu bạn phát hiện một con lợn rừng từ xa, đừng dừng lại để chụp ảnh mà hãy rời khỏi khu vực đó ngay lập tức. Nếu bạn cách lợn rừng quá gần, đừng bỏ chạy mà hãy làm như sau:
- Hãy giữ bình tĩnh và từ từ lùi ra xa.
- Nếu nó tiến về phía bạn, hãy trèo lên cây. Lợn rừng không thể leo trèo vì vậy sau khi chán chúng sẽ bỏ đi.
- Nếu nó điên lên và quyết sống mái với bạn, còn bạn không tìm thấy nơi nào để trốn, hãy chiến đấu với nó. Một cuộc chiến với lợn rừng thường chỉ kéo dài khoảng một phút, bạn hãy chiến đấu cho đến khi nó rời đi.
Diệu Linh (Theo Bright Side)
Gia đình người Anh với 8 thành viên đang sống chung với 81 loài động vật, trong đó có trăn, nhện, cầy và chồn hôi.
" alt=""/>Bí kíp sống sót khi đụng độ động vật hoang dãNữ ca sĩ khẳng định những bình luận chê bai Văn Mai Hương trên mạng xã hội là do anti-fan cố tình gây ra tạo căng thẳng. Cô chưa đọc những nhận xét đó mà chỉ được quản lý thông báo về sự việc nên phải lên tiếng xin lỗi ngay lập tức.
Trong lời xin lỗi, Phương Linh giải thích thêm: "Tôi không có tài khoản Facebook của Văn Mai Hương và Hứa Kim Tuyền nên không thể gắn tag họ. Tôi xin lỗi vì đã tự ý ghép ban nhạc và trình diễn ca khúc này tại sự kiện ở Hà Nội. Tôi chân thành xin lỗi 2 bạn và cam kết sẽ không trình diễn ca khúc này thêm lần nữa".
Bên cạnh đó, Phương Linh thừa nhận Mưa tháng sáu qua giọng hát của Văn Mai Hương là hay nhất do nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền viết riêng. Cô ví von Mưa tháng sáulà ca khúc của Văn Mai Hương tương tự như Cơn gió lạlà ca khúc "mặc định" của mình vì nhiều người biết đến dù cô không mua độc quyền.
Cuối lời xin lỗi, Phương Linh nhấn mạnh sự khác biệt giữa văn viết và văn nói, mong người hâm mộ thông cảm. Cô cho biết quản lý của mình sẽ làm việc với các bên để tránh kiện tụng.
Trao đổi với VietNamNet,nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền cho biết đây là ca khúc độc quyền của Văn Mai Hương nên cho hai bên tự giải quyết. Phía Văn Mai Hương hiện chưa có phản hồi chính thức về sự việc.
Phương Linh hát ca khúc "Mưa tháng sáu":
Minh Nghĩa
Phương Linh lần đầu tiết lộ chuyện 'nghỉ chơi' Hà Anh TuấnCa sĩ Phương Linh lần đầu tiết lộ lý do nhiều năm không xuất hiện cùng Hà Anh Tuấn." alt=""/>Hát không xin phép, Phương Linh công khai xin lỗi Văn Mai HươngĐiều này một lần nữa dấy lên không ít tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, ăn chay giả mặn là phản cảm, nhất là với những người ăn chay với mục đích khơi dậy lòng từ bi, người theo đạo Phật, người tu hành. Bởi dù là tinh bột, rau, củ, quả, đậu hũ… nhưng ăn dưới hình hài là động vật vẫn là sân si, tâm không từ được việc ăn thịt nên mới phải làm giả đồ mặn như vậy.
Một số khác lại nêu quan điểm, không nên áp đặt một cách cứng nhắc, cho rằng việc ăn chay là để tịnh tâm hay tu hành. Nhiều người ăn chay đơn giản vì người đó thích, ăn để không sát sinh, ăn để thấy nhẹ nhàng trong người, ăn để thưởng thức nghệ thuật nấu đồ chay.
"Với những người lần đầu ăn chay hoặc muốn ăn chay nhưng chưa thể quen ngay thì việc ăn chay giả mặn cũng khiến họ dễ dàng làm quen hơn, giảm dần thói quen sát sinh", chị Lê Thị Gấm (42 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) nói.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, Đại đức Thích Minh Thành (trụ trì chùa Linh Quang, Nghĩa Hưng, Nam Định) cho hay, mục đích của việc ăn chay là để khởi tâm từ, thể hiện tình yêu thương chúng sinh.
Đạo Phật chia ăn chay làm hai loại ăn chay trường (ngày nào cũng ăn) và ăn chay kỳ. Ăn chay kỳ có nhiều cách: Nhị trai (mỗi tháng ăn hai ngày là mồng một và ngày rằm), tứ trai, lục trai, thập trai; nhất nguyệt trai (ăn chay trọn tháng Giêng hay tháng 7); tam nguyệt trai (ăn chay trọn tháng Giêng, tháng 7 và tháng 12).
"Tháng 7 là tháng Vu Lan báo hiếu, cũng là tháng cuối trong ba tháng an cư kết hạ của chư tăng trên khắp thế giới. Với tâm hiếu kính đến ông bà cha mẹ, một số người đã bỏ tiền tài đi phóng sinh. Một số lại lựa chọn ăn chay với quan niệm mỗi một bữa ăn chay cũng là một lần phóng sinh", Đại đức Thích Minh Thành nói.
Tuy nhiên, thực tế, có nhiều người lựa chọn ăn chay nhưng vẫn sử dụng các thực phẩm chay theo kiểu giả mặn. Các món ăn có hình thù con cá, con tôm, thịt gà, thịt ba chỉ, thịt bê xào xả ớt…
Theo Đại đức Thích Minh Thành, xét ở một góc độ nào đó thì ăn chay giả mặn là cách "lấy giả để tìm lại chân".
Vị Đại đức phân tích: Cũng như "Phật tâm vô tướng", Phật trong tâm không có hình tướng nhưng con người vẫn xây chùa, tạc tượng, dạy mọi người đến chùa lễ Phật, nghe pháp, tụng kinh, làm việc thiện… thì việc ăn chay giả mặn theo quan điểm là cách dùng cái giả để tìm thấy cái chân thật, không làm cho chúng sinh đau khổ.
Một người chưa ăn quen đồ chay nhưng khi nhìn thấy đồ chay được chế biến bắt mắt dưới hình hài những món ăn từ động vật hàng ngày mình vẫn ăn sẽ thấy hấp dẫn hơn.
Các loại nguyên liệu chay như đậu phụ, bột nếp, bột đỗ… kết hợp với các loại gia vị làm thành các món ăn chay khác nhau. Những người thưởng thức thấy rằng, hóa ra ăn chay cũng ngon, cũng không quá khó, thi thoảng đổi bữa, ăn chay vừa tốt cho sức khỏe, theo quan điểm lại vừa bớt đi "một nghiệp sát sinh".
"Thay vì một bữa cơm họ ăn biết bao nhiêu con cá, con cua rồi thịt gà, thịt bò… thì ăn đồ chay giả sẽ không sát sinh bất cứ sinh linh nào. Trong đầu họ liên tưởng đến những con vật thật đó thì theo quan điểm của Phật giáo vẫn sinh ra nghiệp, nhưng nghiệp đó so với việc ăn thật vẫn nhẹ hơn rất nhiều", vị Đại đức nhấn mạnh.
Theo Đại đức Thích Minh Thành, bữa ăn của các nhà tu hành, các Phật tử thường rất giản dị với những đĩa đậu luộc, rau luộc, tương chao. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nhà chùa khi tiếp đón khách thường uyển chuyển trong chế biến để khách đến chùa được thưởng thức bữa cơm ngon với tinh thần hoan hỷ.
Nhìn nhận từ góc độ an toàn vệ sinh thực phẩm, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, để các món ăn chay có hình thù giống như các món ăn mặn, khi chế biến, người nấu bắt buộc phải cho thêm các chất phụ gia để tạo màu, tạo mùi, tạo vị và dễ định hình.
"Việc sử dụng các chất này nếu không được kiểm soát, nằm ngoài ngưỡng cho phép thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Thị trường đồ chay hiện giờ rất sôi động và tiện lợi.
Người dân không cần nấu nướng, chế biến mà chỉ cần mua về hoặc đặt hàng là đã có các món ăn chay để thưởng thức. Vậy nên, các cơ quan chức năng, quản lý thị trường là cần có cơ chế kiểm tra, giám sát để người dân yên tâm sử dụng", ông Thịnh nói.
Một chuyên gia dinh dưỡng thì cho rằng, nếu muốn ăn chay, đặc biệt là ăn chay trường, người dân nên sử dụng những thực phẩm tươi như rau, củ và hạn chế thực phẩm giả mặn để tránh được những nguy cơ khó lường với sức khỏe nếu thực phẩm chay giả mặn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Dân trí